Thách thức của TPP và hướng đi cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thứ năm - 05/11/2015 16:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Các khó khăn thách thức gặp phải khi gia nhập TPP và hướng đi cho ngành chăn nuôi Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức kết thúc các vòng đàm phán vào ngày 5/10/2015 mở ra cánh của hội nhập cho 12 nước tham gia trong đó có Việt Nam. Về TPP là gì, tác động ra sao đến nền kinh tế Việt Nam kính mời độc giả xem chi tiết tại bài viết phỏng vấn Tiến sĩ Alan Phan trên báo Dân Việt (Chi tiết xem tại http://danviet.vn/thach-thuc-khi-gia-nhap-tpp).
TPP được dự báo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam nói chung trong đó có ngành chăn nuôi nói riêng. Bài viết này tác giả sẽ phân tích các thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ gặp phải khi tham gia sân chơi TPP và hướng đi cho chăn nuôi trong thời gian sắp tới.
TPP được dự báo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam nói chung trong đó có ngành chăn nuôi nói riêng. Bài viết này tác giả sẽ phân tích các thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ gặp phải khi tham gia sân chơi TPP và hướng đi cho chăn nuôi trong thời gian sắp tới.
1. Các thách thức khi gia nhập TPP
Doanh nghiệp, người dân không nắm rõ được thông tin
Mặc dù TPP đã kết thúc vòng đàm phán tuy nhiên ngoài một số doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lớn nắm bắt được thông tin, tín hiệu của thị trường để đưa ra các hướng đi hợp lý thì đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đặc biệt là người nông dân (đối tượng được coi là bị tổn thương sâu sắc nhất) thì dường như mù tịt về thông tin, chưa hiểu về TPP là gì cũng như tác động và ảnh hưởng của làn sóng này ra sao. Trong quá trình tư vấn mô hình chăn nuôi cho các hộ dân tác giả nhận thấy rằng có đến 95% bà con nông dân chưa từng nghe đến TPP. Không chỉ riêng người dân mà ngay cả chính quyền địa phương ở nhiều nơi cũng chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề khi hội nhập (trong khi nông dân các nước khác được chánh phủ phổ biến rất sâu sắc).
Từ trước đến nay chăn nuôi của Việt Nam luôn được đánh giá là ngành yếu thế và có thể bị “nhấn chìm” khi gia nhập TPP, cụ thể:
- Nguy cơ thứ nhất: cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam và 2 nước Úc & New Zealand ở các sản phẩm như thịt bò, sữa… (2 nước được đánh giá có năng lực cạnh tranh vào hàng cao nhất thế giới về 2 dòng sản phẩm này).
- Nguy cơ thứ hai đến từ Mỹ với các sản phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà…(dự kiến sẽ rẻ hơn so với thịt trong nước từ 15-20%). Việt Nam có 7,5 triệu hộ dân chăn nuôi trong đó nuôi lợn chiếm 4,1 triệu hộ, ở góc độ này chăn nuôi lợn ở Việt Nam khó có thể cạnh tranh nổi và sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định. Riêng với thịt bò đương nhiên Việt Nam sẽ khó cạnh tranh nổi với các quốc gia có thể mạnh về đồng cỏ, chăn nuôi công nghiệp…
- Nguy cơ thứ ba đến từ các biện pháp SPS – TBT. Về góc độ này các sản phẩm của Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất lớn khi xuất khẩu ra nước ngoài do phạm phải các yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao bì…
2. Hướng đi nào cho ngành chăn nuôi khi tham gia TPP?
Đứng trước muôn vàn khó khăn đó ngành chăn nuôi Việt Nam cần thiết phải tìm ra cho mình 1 hướng đi khác biệt:
- Thứ nhất: cần xây dựng mô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kết “4 nhà” bao gồm: công ty cung cấp con giống; công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi; trang trại và nhà máy giết mổ, chế biến nhằm giảm giá thành xuống mức thấp nhất qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.
- Thứ hai: đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong công tác chăn nuôi. Xây dựng chuỗi giá trị cao: từ đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi, đến tập huấn cho bà con nông dân chăn nuôi theo quy trình. Hướng đến chăn nuôi chế biến một cách bền vững, công ty kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm chặt chẽ để sản phẩm đưa ra thị trường có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu; đồng thời cho kỹ sư chăn nuôi đi tu nghiệp, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển.
- Thứ ba: tập trung vào chăn nuôi các sản phẩm sạch đảm bảo các tiêu chí “Ngon + giá thành hợp lý + sạch + thị trường khan hiếm” như lợn rừng, gà rừng, rau rừng, vịt trời, chim trĩ, gà đông tảo… Đây là các sản phẩm đang khá phổ biến tại Việt Nam và được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng thịt thơm ngon, quy trình nuôi không sử dụng thức ăn công nghiệp và các loại thuốc kháng sinh nên an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên hiện tại đại đa số các hộ dân chăn nuôi theo mô hình manh mún, sản lượng thấp, không áp dụng đúng khoa học kỹ thuật khiến giá thành đội lên cao. Theo mô hình này nếu biết cách mở rộng quy mô theo chuỗi liên kết 4 nhà nhằm giảm tối đa giá thành thì hoàn toàn các sản phẩm của Việt Nam sẽ có năng lực cạnh tranh rất tốt với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác
Chú ý: Vui lòng ghi rõ nguồn http://trangtrailonrung.com/ khi đăng lại bài viết trên website hoặc các phương tiện truyền thông khác. Trân trọng cám ơn!