Các tối kị, kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn rừng
Thứ sáu - 20/11/2015 13:37
Chăn nuôi lợn rừng đang là 1 trong những mô hình chăn nuôi khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay cho hiệu quả kinh tế rất cao bởi lợn rừng khá dễ nuôi, khả năng phòng chống bệnh tật tốt, chi phí thức ăn thấp và giá bán cao gấp 2-2,5 lần so với lợn ta.
Tại Việt Nam có thể kể đến 1 số mô hình trang trại khá thành công như trang trại của anh Đỗ Mạnh Hùng tại Thái Thụy, Thái Bình với quy mô 3ha, nuôi 400 con lợn rừng cho lợi nhuận 1,3 tỷ/năm (Theo báo 24h, số liệu năm 2014); Trang trại lợn rừng NTC . Lợi nhuận cao thu hút khá nhiều các hộ dân tham gia chăn nuôi, tuy nhiên theo thống kê của chúng tôi: Cứ 100 hộ nuôi thì 95 hộ thất bại do mắc phải các vấn đề sau:
>>> Xem thêm: 10 điều tối kị khi nuôi lợn rừng
Tại Việt Nam có thể kể đến 1 số mô hình trang trại khá thành công như trang trại của anh Đỗ Mạnh Hùng tại Thái Thụy, Thái Bình với quy mô 3ha, nuôi 400 con lợn rừng cho lợi nhuận 1,3 tỷ/năm (Theo báo 24h, số liệu năm 2014); Trang trại lợn rừng NTC . Lợi nhuận cao thu hút khá nhiều các hộ dân tham gia chăn nuôi, tuy nhiên theo thống kê của chúng tôi: Cứ 100 hộ nuôi thì 95 hộ thất bại do mắc phải các vấn đề sau:
>>> Xem thêm: 10 điều tối kị khi nuôi lợn rừng
1. Giống bị cận huyết
Cận huyết là hiện tượng lợn bố mẹ giao phối với lợn con, các con trong cùng 1 đàn giao phối với nhau. Hầu hết hiện nay các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ mua 1 con đực giống, không phân tách lợn khi nuôi nên khó tránh khỏi hiện tượng này. Lợn rừng khi bị cận huyết sẽ mắc phải các hiện tượng sau:
- Lợn con sinh ra bị quái thai, dị dạng.
- Giảm khả năng sinh sản.
- Khả năng tăng trưởng, thích nghi với điều kiện sống, chống chọi bệnh tật kém.
(*) Lưu ý: Nếu lợn bị cận huyết thì không nuôi để sinh sản, chuyển toàn bộ làm thịt thương phẩm.
2. Chỉ nuôi hoang dã hoặc nuôi nhốt
Một trong những sai lầm của các hộ khi nuôi lợn rừng là chăn thả tự nhiên, hoang dã 100% từ khi sinh ra cho đến lúc xuất chuồng (nuôi thả rông ngoài trời). Bản tính của lợn rừng rất hiếu động, khi được thả ra ngoài sẽ liên tục chạy nhảy, giũi đất tìm thức ăn dẫn đến lượng calo bị tiêu tốn rất nhiều. Nếu cho ăn đủ lượng thì chi phí thức ăn sẽ tốn hơn từ 2-3 lần so với thông thường. Trường hợp ngược lại nếu cho ăn không đủ sẽ dẫn đến hiện tượng lợn bị thiếu dinh dưỡng, còi cọc chậm lớn (nuôi 1 năm tăng trưởng được 20 – 30kg). Hơn nữa lợn rừng khi thả rông sẽ bị cháy bì, thịt khô dẫn tới chất lượng thịt thương phẩm không ngon.
Trường hợp thứ 2: 1 số hộ chăn nuôi chỉ nuôi nhốt, cho ăn thức ăn công nghiệp. Lợn rừng khi nuôi nhốt ít được vận động, dẫn tới mỡ dày, thịt không săn chắc ==> chất lượng thịt không ngon ==> giá bán thấp.
Biện pháp khắc phục:
Nuôi nhốt tập trung với mật độ 1m2 / 1 con giai đoạn từ khi sinh ==> đạt cân nặng khoảng 30-40kg (giai đoạn này cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế lợn vận động để đạt tỷ lệ tăng trưởng cao). Sau khi đạt cân nặng mong muốn, trước khi xuất bán từ 1 – 2 tháng thả ra diện tích đất rộng cho chạy nhảy giúp tiêu hao mỡ, bì dày, thịt săn chắc.
Lợn rừng nuôi theo hình thức kết hợp cả hoang dã và nuôi nhốt vừa giúp tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt vẫn đảm bảo thơm ngon ==>hiệu quả kinh tế cao.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi lợn rừng
3. Không kiểm soát được bệnh tiêu chảy của lợn rừng
Lợn rừng khi nuôi hay bị mắc nhất là bệnh tiêu chảy. Đại đa số các hộ dân hiện nay xử lý bằng cách tiêm kháng sinh, cho uống thuốc tây. Việc sử dụng thuốc tây thường xuyên sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng của lợn, chất lượng thịt kém do bị tồn dư kháng sinh, chi phí mua thuốc tốn kém.
Biện pháp khắc phục:
- Lợn mẹ đang trong quá trình mang thai, nuôi con không cho tắm.
- Lợn con sinh ra không được để tiếp đất (cần lót rơm, mùn cưa xuống nền chuồng trong quá trình lợn mẹ sinh sản).
- Giai đoạn lợn còn nhỏ không tắm, hạn chế tối đa rửa chuồng, luôn giữ chuồng được khô ráo.
- Bổ sung lá khổ sâm, lá ổi, nhọ nồi, phèn đen trong khẩu phần ăn của lợn rừng khi phát hiện lợn có biểu hiện phân lỏng, tiêu chảy.
4. Chọn lợn nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản
Đây là sai lầm hay mắc phải nhất của các hộ chăn nuôi khi chọn lợn rừng giống về nuôi sinh sản. Do không hiểu về khoa học kỹ thuật, cách thức chọn lọc dẫn đến “Cứ con to, khỏe là chọn” dẫn đến hiện tượng chọn sai ==> Số lượng con sinh ra / 1 lứa thấp, ít sữa, cắn con…
Chọn lợn rừng nuôi sinh sản phải chú ý đến các yếu tố sau:
- Chọn những con khỏe mạnh, không mắc dị tật.
- Mõm dài và thẳng giống mặt ngựa, đầu thanh; lưng thẳng; hông rộng; chân to, cao, chắc khỏe.
- Cơ quan sinh dục phát triển bình thường, xương chậu rộng.
- Vú đồng đều, vú lợn có 5 đôi xếp đồng đều mỗi bên. Những con có vú cong vênh, khô kẹ không chọn.
Lợn rừng lựa chọn sinh sản cần phải lựa chọn đầy đủ các yếu tố trên mới đảm bảo nuôi con tốt, đẻ ra số con đông…
5. Không nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn rừng
Lợn rừng ăn 90% là rau cỏ, 5-7% là thức ăn tinh bột (ngô, khoai, sắn, cám gạo), còn lại là thức ăn tinh đạm (nguồn thức ăn bổ sung chất đạm, protein, axit amin, vitamin giúp lợn tăng trưởng nhanh). Hầu hết các hộ nuôi lợn rừng hiện nay chỉ cho ăn rau + cám ngô, gạo mà không bổ sung thức ăn tinh đạm dẫn tới tốc độ tăng trưởng chậm.
Nắm bắt được điều đó trang trại lợn rừng NTC đã khắc phục vấn đề này bằng cách nuôi giun quế (trùn quế) cho lợn rừng ăn. Ưu điểm của nuôi giun quế trong chăn nuôi lợn rừng:
- Lợn rừng ăn khỏe, chóng lớn, đẻ khỏe, ít bệnh tật, thịt thơm ngon hơn hẳn so với lợn rừng nuôi thông thường. Tốc độ tăng trọng của lợn rừng tăng trên 74,2% so với hình thức nuôi thông thường.
- Tận dụng được nguồn phân thải ra của lợn rừng làm thức ăn cho giun quế ==> Không tốn chi phí chăn nuôi.
- Sử dụng phân giun quế để bón cây, cải tạo đất giúp cây trồng tăng trưởng rất nhanh.
- Giá trị kinh tế từ bán phân giun quế: 4,000đ/1kg.
>>> Tham khảo: Kỹ thuật nuôi giun quế
Kết luận:
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi lợn rừng là rất quan trọng. Không nắm được kỹ thuật chăn nuôi sẽ dẫn đến việc tốn kém chi phí, lợn mắc nhiều bệnh tật, tăng trưởng thấp, chất lượng thịt không thơm ngon ==> Hiệu quả kinh tế thấp.
Hiện trang trại lợn rừng NTC đang triển khai mô hình hợp tác nuôi lợn rừng với các hộ dân khắp toàn quốc.
Chính sách hỗ trợ cho các trang trại liên kết:
– Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi lợn rừng.
– Hỗ trợ tư vấn thiết kế chuồng trại.
– Hỗ trợ giống các cây thuốc nam để chữa bệnh cho lợn rừng.
– Hỗ trợ giống giun quế kèm chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn rừng.
– Hỗ trợ chi phí vận chuyển.
– Hỗ trợ rủi ro, bảo hành con giống.
– Hỗ trợ vay 50% vốn.
– Hỗ trợ thu mua đầu ra.
Mọi thắc mắc trong quá trình nuôi lợn rừng quý độc giả vui lòng liên hệ theo số Hotline 0968 68 0128 để được hỗ trợ tư vấn.
Tác giả bài viết: Trang trại lợn rừng NTC
Nguồn tin: trangtrailonrung.com
Chú ý: Vui lòng ghi rõ nguồn http://trangtrailonrung.com/ khi đăng lại bài viết trên website hoặc các phương tiện truyền thông khác. Trân trọng cám ơn!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Cám ơn a/c đã quan tâm tới sản phẩm bên em , a/c vui lòng liên hệ tới hotline 0968680128 để được hỗ trợ hoặc để lại số điện thoại để được liên hệ tư vấn